Xác Định Điểm Mạnh Để Viết Bản Tin

Xác định điểm mạnh là đúng, NHƯNG CHƯA ĐỦ

Chào bạn, tuần vừa rồi của Bạn thế nào? Tuần vừa rồi mình vừa hoàn thành một cuốn Ebook Về 365 Ý Tưởng Tiếp Thị Liên Kết (bạn có thể tham khảo nó tại đây).

Mình đã sử dụng điểm ba điểm mạnh của mình ở thời điểm hiện tại là viết, thiết kế với Canva và sử dụng AI để hoàn thành Ebook và bộ Sale kit trong vòng 3 ngày. Nó là kết quả của việc thực hành liên tục và sự chắp nối và học hỏi từ những người khác.

Rất nhiều người bạn hoặc học viên của mình rất bối rối khi hoàn thành bài tập Khám phá bản thân theo mẫu của mình đưa ra, cho dù họ làm phân tích SWOT rất nhiều lần trước đây. Vì sao vậy? Bạn cũng thử xem thế nào nhé.

Trước tiên, để khám phá điểm mạnh của bản thân, bạn lượt qua nội dung của bản tin này và nếu có thể, hãy dành một khoảng thời gian thật tĩnh, chỉ có bạn, để làm bài tập mình để trong form ở cuối bài nhé.

Và đây là 5 câu hỏi mà bạn nên tự đặt ra , để khám phá chính bản thân mình nhé.

1. Bạn giỏi hơn trung bình (so với những người xung quanh) ở việc gì?

Ví dụ, trước đây mình làm trong phòng đào tạo ở một trường đại học, mình sẽ biết nhiều hơn những người khác về chương trình đào tạo, về chuẩn năng lực của các chương trình đào tạo, hoặc các quy định về quyền lợi và hình thức xử phạt cho sinh viên khi vi phạm; hoặc mình có 1 năm triển khai kiểm định chương trình đào tạo bác sĩ nội trú theo tiêu chuẩn của Mỹ, mình nắm vững hơn về các tiêu chuẩn, tiêu chí so với bạn thay thế mình tại thời điểm này.

Mình tốt nghiệp Học viện Hành chính, nên mình sẽ nhiều thông tin hơn về hệ thống văn bản nhà nước, biết hơn nhiều  người  khác về thể thức văn bản hoặc cách tìm và phân tích thông tin trong các quy định của nhà nước.

Nhưng, một anh thợ sửa xe máy, giỏi hơn mình về cách để thay một cái lọc gió.

Nếu bạn là một chuyên viên nhân sự, bạn sẽ rõ hơn mình một cách tính lương, quyền lợi bảo hiểm, hoặc các thể loại đánh giá kết quả công việc.

Nếu bạn là một kế toán, bạn sẽ giỏi hơn những người xung quanh bạn về thuế thu nhập cá nhân, quản lý các khoản thu chi hoặc đọc những con số chi chít trên bảng báo cáo doanh thu.

Vậy đó, ai cũng có khác biệt và bất cứ việc gì bạn đang kiếm được tiền, thì đó là những gì bạn giỏi hơn mức trung bình.

Một cách khác để trả lời câu hỏi này là bạn hãy nhìn vào mô tả công việc của bạn, việc gì đang chiếm nhiều thời gian của bạn nhất, nó sẽ là thứ mà bạn nên để mắt tới.

2. Những việc mà người khác thường tham khảo ý kiến của bạn là gì?

Mình thì thường được tham khảo về tuyển sinh đại học - việc mà mình đã làm tới 14 năm.

Vào mỗi mùa tuyển sinh, mình thường được các anh chị hơn tuổi hỏi thăm, tư vấn các phương án nên chọn, không chỉ vào các ngành ở trường mình, mà còn là cách đặt thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Trong quá trình ấy, mình thấy mọi người có đọc, nhưng không hiểu hết được các tình huống xảy ra trong tuyển sinh.

Mình cũng hay đi tham khảo ý kiến người khác.

Ví dụ về café, mình hay hỏi một bạn chủ quán cafe về cách pha chế, cách chọn hạt, cách phân biệt café rang mộc hay có phụ gia.

Mình hay hỏi mẹ cách nấu các món hải sản vì mẹ rất hay mày mò các công thức mới.

Mình hay hỏi một ông em về facebook, một ông em khác về google sheets… với mình, họ đúng là người giỏi hơn mình trong những việc đó.

Bạn thử nhẩm lại xem, người khác tin tưởng và hỏi ý kiến bạn nhất là về việc gì? Khi đó, trong mặt họ bạn được định vị là MỘT CHUYÊN GIA 😊.

3. Những việc mà bạn dành nhiều thời gian để tìm hiểu?

Ngoài những thứ trên, việc bạn dành  thời gian để tìm hiểu một thứ/một việc gì đó nhiều cũng là một thứ bạn có khả năng giỏi.

Bạn thử kiểm tra lại trong lịch sử tìm kiếm của mình trên google hoặc lịch sử truy cập trong google chrome của mình xem, thứ gì được bạn đánh vào ô tìm kiếm nhiều nhất.

Hoặc bạn cũng có thể nhận dạng nó bằng một cách khác, việc gì/điều gì có thể khiến bạn nói/chia sẻ với người khác cả buổi sáng mà thấy vẫn chưa hết/chưa đã (đừng nhầm với việc buôn dưa lê nhé 😊).

Ví dụ, sau một thời gian xem rất nhiều video hướng dẫn, các tài liệu về thiết kế, mình đúc rút ra một số cách thức áp dụng các kiến thức cho người mới không bị hoang mang khi bắt đầu làm tiếp thị liên kết, hoặc không phải quá bí bách trong việc sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết, mình tổng hợp vào quyển ebook Ebook Về 365 Ý Tưởng Tiếp Thị Liên Kết.

Ebook Về 365 Ý Tưởng Tiếp Thị Liên Kết.

Có thể bạn, trước khi mua  xe ô tô, bạn đã phân tích, so sánh giữa nhất nhiều hãng xe, mẫu xe khác nhau trước khi đưa đến quyết định.

Hoặc bạn lựa chọn một  loại tủ lạnh phù hợp với nhu cầu của gia đình như: diện tích đặt tủ, số người trong gia đình, nhu cầu về ngăn chứa hoặc đơn giản là mức độ tiết kiệm điện giữa các hãng chẳng hạn.

Hoặc bạn thích ăn nướng, bạn bè của bạn trầm trồ với mẫu bếp nướng có bộ phận tạo nhiệt phía trên giúp mỡ không bị bắn tung tóe khi ăn, bạn chắc hẳn nói được vanh vách những công năng  hoặc điểm nội trổi của nó, nhỉ.

Đơn giản thế thôi, bạn tìm, bạn hiểu là bạn đã THÔNG THÁI hơn rất nhiều người khác rồi.  

4. Nếu không vì tiền, việc gì bạn sẽ muốn làm nhất?

Ở trên, mình nói đến việc trả lương đôi phần là trách nhiệm, ở đây sẽ là sở thích, đam mê của bạn.

Ví dụ, bạn rất giỏi nấu ăn và khi cơ quan, phòng ban của  bạn có liên hoan, người họ nghĩ đến đầu tiên là bạn. Niềm say mê của bạn là nhìn thấy lũ nhỏ nhà bạn liếm láp những giọt sốt cuối cùng của đĩa bánh mì bít tết bạn làm.

5. Việc gì khiến bạn ngồi làm liên tục 2-3 tiếng mà không chán?

Lần sau, khi bạn tập trung ngồi hoàn thành một công việc 2-3 tiếng mà không đứng dậy, hoặc thấy sao thời gian trôi nhanh thế. Hãy ghi lại nhé, nó cũng là một đầu mối quan trọng đấy.

Mình rất thích thú với việc thống kê các số liệu trong đào tạo, vẽ các biểu đồ màu sắc để nhìn ra một xu hướng, một thông tin nào đó tốt cho việc cải thiện công việc.

Mình có thể ngồi hàng giờ trước máy tính để xử lý, phân tích các dữ liệu về tuyển sinh, về kết quả học tập mà không cần đứng dậy hoặc có khi  là bỏ cả bữa trưa.

Mình cũng luôn đề nghị hỗ trợ những bạn xung quanh khi họ gặp khó với những vấn đề tương tự, chỉ vì mình rất thích việc đó thôi.

Trả lời 5 câu hỏi này không khó, cái khó là bạn có đủ chú tâm để hoàn thành nó, để nhìn nhận nó và lên kế hoạch để phát huy chúng không.

Trong các khóa học của mình, phần bài tập còn có thêm 2 yêu cầu nhỏ, là từ những câu trả lời trên, sẽ cần bổ sung thêm 2 nội dung: bạn cần vẽ được sơ đồ quy trình cho các việc đó không và xác định người thụ hưởng cho từng quy trình đó.

Phần màu cam trong bảng dưới là mình lấy ví dụ từ bản thân mình.

Bạn thử điền hết các câu hỏi xem, mình có những điểm mạnh gì nhé. Đây là bước ban đầu rất quan trọng trong hành trình sắp tới, nên bạn đã chọn đồng hành với mình ở đây, thì cùng làm nhé.

Câu hỏi

Trả lời

Kỹ năng chính

Quy trình

Đối tượng thụ hưởng

Bạn giỏi hơn trung bình (so với những người xung quanh) ở việc gì? (Bất cứ công việc gì bạn đang làm hàng ngày để tạo ra thu nhập, đó sẽ đều là thứ mà bạn giỏi hơn rất nhiều người ngoài kia.)

Tuyển sinh đại học

Kỹ năng 1: Tổ chức tuyển sinh

Quy trình: Tư vấn tuyển sinh

Giúp Gia đình Thí sinh hiểu về quy chế tuyển sinh của Trường và đăng ký ngành học phù hợp theo sở thích, năng lực và lực học

Việc 1

Kỹ năng chính 2

Quy trình 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 3

Quy trình 3

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Những việc mà người khác thường tham khảo ý kiến của bạn là gì?

Việc 1

Kỹ năng chính 1

Quy trình 1

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 2

Quy trình 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 3

Quy trình 3

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Những việc mà bạn dành nhiều thời gian để tìm hiểu?

Việc 1

Kỹ năng chính 1

Quy trình 1

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 2

Quy trình 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 3

Quy trình 3

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Nếu không vì tiền, việc gì bạn sẽ muốn làm nhất?

Việc 1

Kỹ năng chính 1

Quy trình 1

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 2

Quy trình 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 3

Quy trình 3

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc gì khiến bạn ngồi làm liên tục 2-3 tiếng mà không chán?

Việc 1

Kỹ năng chính 1

Quy trình 1

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 2

Quy trình 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 1

Kỹ năng chính 3

Quy trình 3

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Việc 2

Giúp (đối tượng) đạt được (kết quả) với (kinh nghiệm/Kỹ năng của bạn)

Tuần này vậy nhé, Tuần sau mình sẽ nói với bạn về Cách lựa chọn một thế mạnh tiềm năng để bắt đầu nhé.

Hẹn gặp bạn, 8h30 sáng thứ 5 tuần sau.

Thân,

Phùng Thùy